Wifi chập chờn - 5 cách xử lý hiệu quả đơn giản tại nhà

Thứ tư, 28/09/2022

Mục lục

Wifi chập chờn có thể do nhiều nguyên nhân có thể kể đến như modem, router hỏng hay thiết bị kết nối là điện thoại, laptop gặp vấn đề… Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân , cách xử lý wifi bị chập chờn lúc được lúc không trong bài viết dưới đây nhé.

1. Cách nhận biết sóng wifi chập chờn

Người dùng có thể nhận biết hiện tượng wifi chập chờn bằng cách đánh giá trong quá trình sử dụng mạng wifi, quan sát modem/ router hoặc dùng ứng dụng Speedtest đo tốc độ mạng.

Tiêu chí đánh giá Chi tiết
Đánh giá trong quá trình sử dụng mạng wifi
Khi đang lướt web, xem YouTube, chơi game online... bạn thấy tốc độ tải trang lúc nhanh lúc chậm, lúc tải được lúc mất nghĩa là sóng wifi đang chập chờn.
 
Quan sát modem/ router Bạn có thể nhận biết wifi chập chờn bằng cách quan sát dải đèn trên modem/router. Nếu dải đèn trên bộ phát wifi nhấp nháy liên tục nghĩa là sóng wifi đang chập chờn.
Đo tốc độ mạng wifi bằng Speedtest trên máy tính hoặc điện thoại Speedtest là ứng dụng giúp kiểm tra tốc độ và chất lượng kết nối internet. Mục đích của ứng dụng này là đo tốc độ mạng thông qua các chỉ số.
Tốc độ tải lên và tải xuống (đơn vị Mbps)  Cho thấy tốc độ mạng wifi mà bạn đang sử dụng so với đường truyền mạng của gói cước. Tốc độ tải xuống cho biết tốc độ tải dữ liệu về máy tính/điện thoại ở mức độ nào. Tốc độ tải lên cho thấy tốc độ tải dữ liệu lên mạng internet.
Ứng dụng Speedtest  Bạn tiến hành đo tại các thời điểm khác nhau tại cùng một vị trí. Sau đó bạn so sánh các chỉ số tại hai thời điểm để đưa ra kết luận tín hiệu sóng có ổn định. Có thể kết luận sóng wifi chập chờn khi đường biểu đồ thời gian thực lên xuống thất thường hoặc các chỉ số chênh lệch nhiều sau hai lần đo cùng một vị trí.

 

Quan sát kiểm tra lại Modem router wifi nhà bạn.

Quan sát kiểm tra lại Modem router wifi nhà bạn.

2. Bật mí 5 cách xử lý lỗi mạng wifi chập chờn

Nếu sử dụng 1 trong 3 cách nhận biết ở trên và kết quả cho thấy sóng wifi bị chập chờn, bạn có thể áp dụng 5 cách xử lý dưới đây.

2.1. Áp dụng các cách xử lý đơn giản không cần can thiệp về kỹ thuật

Để khắc phục tình trạng wifi yếu chập chờn, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý đơn giản như: khởi động lại nguồn thiết bị kết nối (laptop, điện thoại) nếu các ứng dụng/phần mềm trên thiết bị kết nối xung đột. Bạn cần khởi động lại bộ phát wifi giúp bộ cấp phát lại IP cho thiết bị, giúp thiết bị kết nối tốt hơn. Đồng thời, bạn kiểm tra lại các thiết bị kết nối giữa router, modem và nguồn (dây mạng, jack cắm, nguồn điện) để đảm bảo bộ phát hoạt động bình thường. Cuối cùng, để đảm bảo an toàn bên cần đổi mật khẩu tránh bị người khác câu mạng trộm wifi vượt quá số lượng thiết bị kết nối; đặt lại vị trí bộ phát wifi đảm bảo sóng phát mạnh, không gặp cản trở vật cản.

Lưu ý: Ai cũng có thể xử lý tình trạng này mà không mất bất cứ chi phí nào. Nếu thực hiện đúng cách thì bạn có thể khắc phục được ngay và sóng wifi trở lại ổn định rõ rệt.

Tắt và bật lại bộ phát wifi để giúp khắc phục hiện tượng wifi chập chờn do bộ phát nóng.

Tắt và bật lại bộ phát wifi để giúp khắc phục hiện tượng wifi chập chờn do bộ phát nóng.

2.2. Tiến hành kiểm tra 3 thông số khi wifi kết nối chập chờn

Hiện tượng tín hiệu wifi chập chờn còn có thể khắc phục bằng cách kiểm tra 3 thông số là RSSI, PHY RATE và Channel Utilization. Bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra thông số RSSI tại thiết bị đang kết nối để biết tại vị trí mà bạn đang đứng, sóng wifi bạn thu được có mạnh hay không. Nếu tại vị trí bạn đứng có chỉ số RSSI nhỏ hơn -70dBm thì giải pháp lúc này là đứng gần access point hơn hoặc lắp đặt thêm access point. Bạn nên kiểm tra thông số PHY RATE tại thiết bị. Thông thường con số thực tế khi các bạn speedtest hoặc download file = 50% PHY RATE. Như vậy, nếu đo tốc độ speedtest nhỏ hơn 50% PHY RATE sẽ gây ra hiện tượng chập chờn khi sử dụng mạng. Giải pháp lúc này là đứng gần access point hơn hoặc tăng độ rộng băng thông từ 20MHz lên 40MHz, 80MHz, 160MHz.

Tiếp theo, bạn cần kiểm tra thông số Channel Utilization để biết tại vị trí đang sử dụng mạng có đang nhiều người giành giật Wi-Fi không. Nếu thông số Channel Utilization > 50% sẽ xảy ra tình trạng wifi kết nối chập chờn. Cách xử lý lúc này là giảm số lượng người dùng kết nối vào access point, lắp thêm 1 access point phát kênh khác hoặc đổi kênh giảm nhiễu.

Đối tượng thực hiện: Tất cả mọi người đều có thể thực hiện được khi xem kỹ hướng dẫn từng bước. Chi phí khắc phục lỗi wifi chập chờn là hoàn toàn miễn phí với hiệu quả cao, sóng wifi được cải thiện và ổn định hơn.

2.3. Kiểm tra bộ phát modem/ router

Tín hiệu wifi chập chờn do bộ phát wifi có thể xuất hiện khi bộ phát modem/ router có tốc độ phát lý thuyết nhỏ hơn tốc độ đường truyền hoặc tốc độ phát thực tế nhỏ hơn tốc độ phát lý thuyết. Tình trạng này thường xảy ra tại các modem router đời cũ có cấu hình yếu. Cách xử lý lúc này là nâng cấp modem nhà mạng 2 băng tần hoặc mua router wifi (bộ định tuyến) mới.

Trường hợp khác là bộ phát modem/ router bị lỗi card wifi, hỏng hóc linh kiện. Bạn cần gọi tổng đài báo lỗi nếu đang sử dụng modem nhà mạng hoặc tự mang đi bảo hành, sửa chữa nếu đang sử dụng router ngoài.

Đối tượng thực hiện: Ai cũng có thể thực hiện được. Một số trường hợp cần thêm sự hỗ trợ của nhân viên bảo hành, thợ sửa chữa. Chi phí khắc phục kết nối wifi chập chờn sẽ phụ thuộc vào chi phí sửa chữa hoặc thay mới/ mua thêm router. Bạn cần có thời gian để sửa chữa/ thay mới/ mua thêm thì mạng wifi sẽ ổn định trở lại.

Kiểm tra lại bộ phát modem wifi.

Kiểm tra lại bộ phát modem wifi.

2.4. Khắc phục wifi bị chập chờn từ thiết bị kết nối (clients)

Bạn có thể kiểm tra các thiết bị kết nối như điện thoại, laptop để tìm ra nguyên nhân và áp dụng cách xử lý phù hợp. Với lỗi wifi hay bị chập chờn trên điện thoại thì nguyên nhân có thể là do xung đột các phần mềm ứng dụng trên thiết bị, bật kết nối thông minh, kích hoạt chế độ tiết kiệm pin, ốp lưng cản trở sóng truyền, anten trên smartphone hỏng… Với lỗi kết nối wifi chập chờn trên laptop có thể là do bộ nhớ trên laptop đầy, laptop vào mạng chập chờn do lỗi cấu hình DNS, laptop bị nhiễm virus nặng...

Đối tượng thực hiện: Tùy từng trường hợp, bạn có thể tự khắc phục hoặc đem đi sửa chữa. Mời bạn click từng bài viết dưới đây để có hướng khắc phục lỗi wifi hay bị chập chờn do clients cụ thể:

Bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục các lỗi trên điện thoại/laptop, nhanh chóng lấy lại tốc độ ổn định nếu làm theo hướng dẫn của chúng tôi. Đối với điện thoại, có thể là do lỗi xung đột các phần mềm ứng dụng trên thiết bị, bật kết nối thông minh, kích hoạt chế độ tiết kiệm pin, ốp lưng cản trở sóng truyền… các lỗi này khắc phục khá đơn giản. Đối với laptop bị đầy bộ nhớ hoặc lỗi cấu hình DNS, cách khắc phục cũng không quá khó nhưng bạn sẽ mất nhiều thời gian thực hiện. Còn nếu thiết bị của bạn bị lỗi card wifi bắt sóng/anten, bạn sẽ mất một khoản tiền và phải đợi sửa chữa hoặc thay thế.

2.5. Sử dụng hệ thống Home Wifi Viettel khắc phục wifi yếu chập chờn hiệu quả

Đối tượng phù hợp là khách hàng sở hữu căn hộ có diện tích rộng lớn thường phải lắp thêm các bộ phát wifi phụ như chủ nhà riêng/ biệt thự có nhiều tầng, diện tích rộng, nhà nhiều vật cản, khách hàng kinh doanh nhà hàng, quán cafe, văn phòng…

Ưu điểm nổi bật của gói cước SuperNet có thể kể đến như: Gói cước tốc độ mạng cao từ 100 – 250 Mbps/tháng với mức giá ưu đãi chỉ từ 245.000 - 525.000 đ/tháng. Khách hàng sẽ được trang bị thiết bị modem 2 băng tần và thiết bị Home Wifi khi mua bất kì gói cước SuperNet. Ngoài ra, ngay khi nhận được yêu cầu, nhân viên kỹ thuật Viettel sẽ tư vấn cụ thể về gói cước, cách thiết kế và lắp đặt miễn phí cho bạn. Bên cạnh đó, nếu thiết bị phát wifi của bạn có vấn đề, chỉ cần gọi lên tổng đài báo hỏng của Viettel 18008168, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra và bảo hành sửa chữa cho bạn.

 

Gói SuperNet Home Wifi kết hợp bộ thiết bị Home Wifi Viettel giúp chấm dứt tình trạng wifi chập chờn.

Gói SuperNet Home Wifi kết hợp bộ thiết bị Home Wifi Viettel giúp chấm dứt tình trạng wifi chập chờn.

Dưới đây là bảng giá các gói cước SuperNet của Viettel để bạn tham khảo trước khi sử dụng:

Gói cước Băng thông Giá cước gồm VAT theo khu vực (VNĐ)
Nội thành Ngoại thành 61 tỉnh
SUPERNET1 (01 AP) 100 Mbps 265.000 245.000 225.000
SUPERNET2 (02 AP) 120 Mbps 280.000 260.000 245.000
SUPERNET4 (02 AP) 200 Mbps 390.000 370.000 350.000
SUPERNET5 (03 AP + 2 TV) 250 Mbps 525.000 480.000 430.000

Nếu muốn đăng ký sử dụng gói cước SuperNet, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau: Gọi tới số hotline 18008168 (miễn phí) hoặc đăng ký trực tiếp trên website của Viettel.

3. Giải đáp các câu hỏi về lỗi bắt sóng chập chờn

Làm cách nào để biết bắt sóng wifi chập chờn do thiết bị (điện thoại/ laptop) hay do bộ phát wifi?

Trả lời: Để xác định bắt sóng wifi chập chờn do thiết bị hay bộ phát, bạn hãy thử dùng một thiết bị khác để kết nối với mạng wifi. Nếu thiết bị này kết nối wifi tốt thì chứng tỏ điện thoại/laptop của bạn gặp vấn đề về kết nối wifi.

Vì sao wifi sử dụng rất bình thường nhưng khi chơi game lại bị chập chờn?

Trả lời: Bạn đang sử dụng wifi bình thường nhưng khi chơi game lại bị chập chờn có thể là do 1 trong 2 nguyên nhân. Một là, không đủ băng thông để chơi game. Trong trường hợp này, bạn nên giảm thiểu thiết bị kết nối hoặc nâng cấp gói cước mạnh hơn. Hai là, modem/router wifi yếu. Bạn nên thay modem/router wifi mới, phù hợp với việc chơi game hơn.

Bắt sóng wifi chập chờn tại vị trí xa bộ phát wifi làm cách nào để có sóng ổn định?

Trả lời: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mạng, kiến trúc khu vực sóng yếu, yêu cầu về thẩm mỹ lắp đặt, chi phí... bạn có thể cân nhắc sử dụng repeater, Wifi Mesh hoặc router wifi xuyên tường để mở rộng vùng phủ sóng, đảm bảo tốc độ wifi ổn định tại khu vực xa bộ phát.

Trên đây là cách nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý cơ bản nhất đối với hiện tượng wifi chập chờn. Nếu gặp hiện tượng này, đừng lo! Chỉ cần áp dụng các cách xử lý trên, mạng wifi của bạn sẽ ổn định ngay thôi. Nếu cần tư vấn thêm trong trường hợp này, bạn cũng có thể gọi đến số hotline 18008168 (miễn phí) để nhận được câu trả lời chi tiết và phù hợp nhất.

Chia sẻ qua:

Vui lòng đăng nhập để sử dụng dịch vụ...