Xử lý wifi Chập Chờn theo 5 cách - Từ lỗi đơn giản đến phức tạp

Thứ tư, 29/09/2021

Nếu bạn đang loay hoay không biết cách xử lý wifi chập chờn phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào để sửa nhanh, tiết kiệm thời gian… Hãy thử khắc phục theo 5 cách xử lý wifi chập chờn dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn nhanh chóng có lại tốc độ mạng ổn định.

1. Khởi động lại nguồn thiết bị kết nối (điện thoại, laptop)

Khởi động lại laptop hay smartphone là một trong những cách đơn giản và hữu hiệu nhất khi gặp tín hiệu wifi chập chờn. Nếu lỗi là do xung đột giữa các ứng dụng/phần mềm trên thiết bị kết nối, hiện tượng wifi chập chờn sẽ được khắc phục ngay sau khi khởi động lại máy.

Ấn nút Restart khởi động lại thiết bị kết nối (clients) sửa wifi chập chờn do xung đột giữa các ứng dụng/phần mềm.

Ấn nút Restart khởi động lại thiết bị kết nối (clients) sửa wifi chập chờn do xung đột giữa các ứng dụng/phần mềm.

2. Kiểm tra lại các thiết bị kết nối giữa modem, router

Khi gặp hiện tượng wifi chập chờn, bạn cần kiểm tra lần lượt các thiết bị kết nối giữa modem/router như:

Thiết bị
Cách kiểm tra
Dây mạng, jack cắm
Sóng wifi chập chờn không ổn định có thể là do đường dây cable mạng bị đứt, kém chất lượng hoặc do jack cắm bị lỏng. Bạn cần kiểm tra lại các thiết bị kết nối này để có phương án sửa chữa hoặc thay thế.
Bộ chuyển mạch switch Nếu sử dụng bộ chuyển mạch switch, hãy cắm dây mạng trực tiếp vào modem mà không thông qua switch, kiểm tra có phải switch bị lỗi gây hiện tượng wifi chập chờn không.

3. Khởi động lại bộ phát wifi

Bộ phát sử dụng lâu ngày hoặc nếu chạm thấy bộ phát có hiện tượng nóng thì bạn nên tắt nút nguồn modem hoặc router, chờ đợi 2 - 3 phút rồi bật trở lại. Bạn nhớ là khởi động lại bộ phát (reboot) chứ không phải là reset, bởi nếu reset sẽ mất công cấu hình lại thiết bị phát wifi. Việc khởi động lại máy sẽ làm cho bộ cấp phát lại IP cho thiết bị và giúp thiết bị kết nối tốt hơn.

Ấn nút ON OFF để khởi động lại bộ phát Wifi.

Ấn nút ON OFF để khởi động lại bộ phát Wifi.

4. Đổi lại mật khẩu

Khắc phục lỗi wifi chập chờn bằng cách đổi lại mật khẩu là thao tác đơn giản giúp bạn kiểm soát lại được số lượng thiết bị hiện kết nối. Qua đó, hạn chế tình trạng bị hàng xóm bắt trộm wifi, vượt quá thiết bị kết nối, giảm băng thông internet hoặc hiện tượng wifi chập chờn.

5. Đặt lại vị trí bộ phát wifi

Vị trí đặt modem phát wifi không khoa học cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến wifi chập chờn. Đầu tiên, nếu bạn thấy bộ phát wifi đang đặt cạnh các thiết bị chứa nhiều sóng điện từ như tivi, tủ lạnh, lò vi sóng...hãy di chuyển vị trí đặt ngay. Bởi các sóng phát ra từ các thiết bị này sẽ làm nhiễu sóng wifi băng tần 2.4Ghz. Tiếp theo, bạn nên lưu ý là tất cả các bề mặt kim loại (bao gồm cả gương) đều là các vật cản gây nên hiện tượng phản xạ và khuếch đại tín hiệu wifi, sóng wifi gặp các môi trường này sẽ bị lệch hoặc dội lại. Từ đó, khiến kết nối wifi bị chậm hơn, khi bạn bắt sóng wifi ở xa bộ phát sẽ xảy ra hiện tượng wifi chập chờn. Cuối cùng, bạn hãy di chuyển router đến những nơi thông thoáng, tránh khu vực quá kín, càng gần trung tâm nhà càng tốt để đảm bảo tín hiệu luôn ổn định. Bạn có thể cân nhắc treo router trên tường nếu muốn tiết kiệm không gian. Bạn nên ưu tiên đặt bộ phát wifi tại trung tâm nhà, tránh đặt tại các vị trí có vật cản sóng.

Sau khi bạn đã thử các thao tác này mà hiện tượng wifi chập chờn vẫn xảy ra, rất có thể là do bạn đang đứng xa bộ phát wifi, wifi đang bị trùng kênh sóng, lỗi xuất phát từ thiết bị kết nối (clients) hoặc lỗi xuất phát từ phần mềm bộ phát wifi... Lúc này, hãy áp dụng các cách xử lý wifi yêu cầu về kỹ thuật cao hơn dưới đây. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về độ khó, chỉ cần làm theo hướng dẫn là hoàn toàn có thể tự khắc phục.

Ưu tiên đặt bộ phát wifi tại trung tâm nhà, tránh đặt tại các vị trí có vật cản sóng.

Ưu tiên đặt bộ phát wifi tại trung tâm nhà, tránh đặt tại các vị trí có vật cản sóng.

6. Tiến hành kiểm tra 3 thông số khi wifi chập chờn

Bạn thực hiện đo 3 thông số lần lượt là RSSI, PHY RATE và Channel Utilization để lần lượt xác định cường độ tín hiệu tại máy thu, tốc độ lý thuyết trên máy thu và mức độ sử dụng kênh.

6.1 Kiểm tra thông số RSSI – Cường độ tín hiệu tại máy thu

Thông số RSSI trên thiết bị thu (thiết bị mà bạn đang kết nối wifi) cho biết tại vị trí mà bạn đang đứng, sóng wifi bạn thu được có mạnh hay không nên chú ý khi bạn đứng càng xa bộ phát thì RSSI sẽ càng thấp. Cường độ tín hiệu (RSSI) ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ wifi và RSSI càng cao thì tốc độ sẽ càng cao. Con số tối thiểu để cho trải nghiệm mượt mà là RSSI lớn hơn hoặc bằng -70dBm. Nếu sử dụng ứng dụng voice cho game thủ, để trải nghiệm mượt mà thì con số tối thiểu RSSI lớn hơn hoặc bằng -67dBm.

Để kiểm tra thông số RSSI tại máy thu bạn có thể tải ứng dụng tương thích trên Android là Wifi Analyzer, Wifi Moho. Nếu là IOS thì bạn có thể sử dụng tiện ích Airport. Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra RSSI bằng cách truy cập ứng dụng Wifi Analyzer, sau đó ấn vào biểu tượng con mắt >> chọn Signal Meter >> Chọn mạng cần kiểm tra. Sau khi kiểm tra, nếu nhận thấy thông số RSSI nhỏ, bạn có thể tăng phạm vi phủ sóng bằng việc đứng gần router wifi/ access point hơn. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc lắp thêm access point tại vị trí sử dụng sóng wifi chập chờn bằng việc sử dụng giải pháp từ Wifi Mesh.

Kiểm tra thông số RSSI, bạn truy cập ứng dụng Wi-Fi Analyzer.

Kiểm tra thông số RSSI, bạn truy cập ứng dụng Wi-Fi Analyzer.

6.2. Thông số PHY RATE – Tốc độ lý thuyết trên máy thu

Thông số PHY RATE là tốc độ wifi lý thuyết mà điện thoại/laptop của bạn có thể đạt được. Thông thường, con số thực tế khi các bạn thực hiện speedtest, hoặc download file sẽ bằng 50% PHY RATE. Như vậy, nếu đo tốc độ speedtest nhỏ hơn 50% PHY RATE thì sẽ gặp hiện tượng chập chờn khi sử dụng mạng. Cách kiểm tra thông số PHY RATE khá đơn giản là truy cập vào wifi setting trên điện thoại là có thể kiểm tra được.

Để cải thiện thông số PHY RATE, cách đơn giản và nhanh nhất là bạn thử đứng gần access point hơn. Một giải pháp khắc phục lâu dài là bạn nên tăng độ rộng băng thông (bandwidth/channel width) tại wireless router từ 20MHz tăng lên tối đa 40MHz (áp dụng với bằng tần 2.4G) hoặc 80MHz (áp dụng với băng tần 5G).

6.3. Thông số Channel Utilization - Mức độ sử dụng kênh

Thông số Channel Utilization (C.U) sẽ cho biết chỗ đó có đang nhiều người giành giật wifi hay không. Thông số Channel Utilization đảm bảo tốc độ wifi mượt mà, không xảy ra tình trạng wifi chập chờn là: C.U < 50%. Channel Utilization trên 50% sẽ ảnh hưởng khi xem video, xem youtube, xem livestream sẽ bị giật lag, chập chờn. Nếu Channel Utilization trên 80% sẽ ảnh hưởng tất cả các trải nghiệm wifi. Có 2 yếu tố khiến Channel Utilization lên cao là môi trường đang có nhiều người cùng sử dụng wifi hoặc khu vực xung quanh đó có một access point phát trùng kênh và gây nhiễu với access point hiện tại.

Để xác định thông số Channel Utilization bạn có thể xác định số lượng access point và số kênh trùng thông qua ứng dụng inSSiDer trên Windows và Wi-Fi Analyzer trên Android. Nếu nhận thấy thông số Channel Utilization cao bạn có thể áp dụng các phương pháp như giảm số lượng người dùng kết nối vào access point, lắp thêm 1 access point nữa phát một kênh khác, hoặc đổi kênh để giảm nhiễu. Với băng tần 5GHz thì khá đơn giản vì nó có rất nhiều kênh, C.U rất nhỏ chỉ khoảng 1-2% còn với băng tần 2.4GHz, C.U khá cao nên bạn cố gắng đổi kênh cho C.U dưới 50%. Sau khi giải quyết 3 thông số rồi mà vẫn không cải thiện, các bạn nên kiểm tra các phần LAN bên trong như bộ phát wifi, IP, dây cáp đường truyền.

7. Kiểm tra bộ phát modem/router sửa lỗi wifi chập chờn

Hệ thống mạng wifi cần có một router chính (modem/router) thực hiện chức năng quay PPPoE, cấp DHCP và phát wifi. Nguyên nhân wifi chập chờn có thể là do đang có quá nhiều thiết bị truy cập vượt quá khả năng chịu tải của router chính. Điều này thường xảy ra ở các mô hình sử dụng modem wifi nhà mạng cấu hình làm router chính, nhất là các modem đời cũ cách đây từ 2 đến 5 năm chỉ có khả năng chịu tải từ 5 - 15 user.

Trong trường hợp tổng số thiết bị truy cập lớn hơn 15 user, bạn nên cân nhắc chuyển đổi modem wifi nhà mạng cấp sang chế độ bridge (modem chỉ còn chức năng converter quang). Sau đó, bạn mua bộ định tuyến mới (router wifi) có khả năng chịu tải tương ứng, ưu tiên lựa chọn router chuẩn n trở lên, tốc độ wifi trên 300Mbps và tiến hành cấu hình thiết bị làm router chính.

Nếu đang sử dụng gói cước của Viettel, bạn có thể gọi tới tổng đài 18008119 yêu cầu đổi sang modem wifi hai băng tần mới (chỉ với 300.000 VNĐ) để được tận hưởng tốc độ wifi băng tần kép, chuẩn ac, cho khả năng chịu tải lên đến 40 user.

Khách hàng đăng ký gói cước SuperNet mới 2021 của Viettel đều được tặng kèm modem wifi 2 băng tần.

Khách hàng đăng ký gói cước SuperNet mới 2021 của Viettel đều được tặng kèm modem wifi 2 băng tần.

Ngoài ra, wifi chập chờn cũng không loại trừ khả năng router chính bị hư card wifi hoặc bị lỗi phần mềm. Nếu bạn đang sử dụng modem wifi nhà mạng cấp làm router chính, hãy gọi đến tổng đài sửa chữa của nhà mạng đó để được hỗ trợ. Với khách hàng sử dụng gói cước Viettel, gọi ngay tới số Tổng đài báo lỗi 1800 8119 để được tư vấn.

8. Khắc phục wifi chập chờn từ thiết bị kết nối (clients)

Wifi chập chờn cũng có thể xuất phát từ lỗi thiết bị kết nối (điện thoại, laptop). Với điện thoại, các lỗi điển hình gây nên tình trạng wifi chập chờn phải kể đến như: xung đột phần mềm ứng dụng trên thiết bị, do bật chế độ kết nối thông minh, kích hoạt chế độ tiết kiệm pin, ốp lưng cản trở sóng truyền, anten trên smartphone bị hỏng… Mời bạn truy cập bài viết Lỗi wifi chập chờn trên điện thoại để biết cách xử lý cụ thể. Với laptop, các lỗi wifi chập chờn thường gặp như bộ nhớ laptop đầy, lỗi cấu hình DNS, laptop bị virus… Mời bạn truy cập bài viết Cách xử lý wifi chập chờn trên laptop để có cách xử lý hiệu quả.

9. Giải pháp xử lý wifi chập chờn với thiết bị Viettel Home Wifi

Wifi chập chờn thường xảy ra tại các mô hình lắp đặt wifi diện tích rộng hoặc nhà nhiều tầng, càng ở xa bộ phát thì sóng wifi càng yếu.

Nếu nhà bạn là chung cư diện tích trên 200m2 thì nhà nhiều vật cản và tường dày. Hầu hết các chủ đầu tư thường thiết kế kết nối Modem nhà mạng tại cửa vào hoặc phòng khách. Nếu chỉ sử dụng nguyên modem wifi hoặc bộ định tuyến sẽ xảy ra tình trạng wifi chập chờn tại các khu vực xa bộ phát như phòng ngủ, nhà vệ sinh, khu vực ban công. Hiện tượng wifi chập chờn lúc có lúc không sẽ rõ rệt khi bạn đóng kín các phòng.

Nếu bạn đang ở nhà riêng/biệt thự nhiều tầng, đặc điểm chung là nhà nhiều vật cản, nhiều cột, cầu thang hẹp. Với các kiến trúc nhà nhiều vật cản ảnh hưởng đến tốc độ truyền sóng wifi giữa các phòng và các tầng với nhau. Khi lắp đặt modem hoặc bộ định tuyến sẽ xảy ra tình trạng sóng mạnh tại khu vực lắp bộ phát wifi và chập chờn tại các khu vực xa bộ phát, wifi không ổn định khi di chuyển từ tầng này qua tầng khác.

Nếu bạn đang kinh doanh quán cafe, nhà hàng, văn phòng thì diện tích thường rộng trên 200m2. Số lượng khách hàng truy cập cùng một thời điểm lớn, nhiều góc trong quán không có wifi phủ đến.

Cách xử lý wifi chập chờn lúc này có thể là kéo dây mạng gắn thêm router, sử dụng bộ lặp tín hiệu (repeater) hoặc sử dụng hệ thống Home Wifi Viettel. Trong đó, Home Wifi được đánh giá là giải pháp sử dụng mạng Wifi Mesh khắc phục tình trạng wifi chập chờn hiệu quả và tối ưu chi phí nhất. Hàng loạt các ưu điểm của hệ thống Home Wifi Viettel phải kể đến như kết nối đồng nhất và liền mạch với 1 wifi duy nhất, phạm vi phủ sóng rộng lên đến 300m2.
Tốc độ Wifi mạnh và khả năng phát sóng wifi ổn định, sản phẩm có độ bảo mật cao, ngăn chặn tốt các kết nối xấu. 
Đặc biệt bạn còn nhận được ưu đãi lớn lên tới 30% khi mua riêng thiết bị. Bộ 2 thiết bị Home Wifi (thích hợp cho diện tích 200m2, nhà 2 tầng) giá 1.400.000 VNĐ. Bộ 3 thiết bị Home Wifi (thích hợp cho diện tích lên đến 300m2, nhà 3 tầng) giá 2.100.000 VNĐ.

Nếu bạn đang sử dụng cáp quang Viettel hoặc có nhu cầu sử dụng mạng Wifi Mesh, hãy đăng ký ngay gói cước SuperNet để có cơ hội sử dụng hệ thống Home Wifi miễn phí cùng nhiều ưu điểm nổi bật khác như gói cước tốc độ cao lên đến 100Mbps với chi phí tiết kiệm chỉ từ 245.000VNĐ/tháng. Bạn sẽ được trang bị miễn phí Modem Wifi khỏe có khả năng Mesh và bộ thiết bị từ 1 đến 3 node Home Wifi tùy gói cước. 

Ngoài ra, bạn còn được hỗ trợ lắp đặt và cài đặt mạng Mesh miễn phí ngay khi khách hàng có yêu cầu. Trong suốt quá trình sử dụng, Viettel đảm bảo bảo trì hệ thống mạng luôn hoạt động trơn tru mà không gián đoạn.

Bảng giá gói cước SuperNet Viettel

Tên gói cước Tốc độ Giá internet đơn lẻ (nội thành) Giá internet đơn lẻ (ngoại thành) Trang bị
SUPERNET1 100Mbps 265,000 245,000 Modem + 01 AP Home Wifi
SUPERNET2 120Mbps 280,000 260,000 Modem + 02 AP Home Wifi
SUPERNET4 200Mbps 390,000 370,000 Modem + 02 AP Viettel Home Wifi
SUPERNET5 250Mbps 525,000 480,000 Modem + 03 AP Viettel Home Wifi + 2 Tivi trên Android box

Để đăng ký sử dụng gói cước SuperNet 1, SuperNet 2, SuperNet 4, SuperNet 5, mời bạn gọi ngay tới số Hotline 18008168 (Miễn phí) yêu cầu lắp đặt gói SuperNet mong muốn hoặc đăng ký gói cước trực tiếp trên website của Viettel.

Bộ thiết bị Home Wifi Viettel.

Bộ thiết bị Home Wifi Viettel.

10. Lời khuyên khi xử lý wifi chập chờn

Trước khi bắt tay vào xử lý lỗi wifi chập chờn, để không mất nhiều thời gian và xử lý đúng nguyên nhân bạn nên nắm rõ hai lưu ý sau: 

Thứ nhất, không phải cứ wifi chập chờn là do lỗi từ bộ phát wifi hay lỗi đường truyền nhà mạng. Hãy thử các cách xử lý wifi chập chờn bằng các thao tác đơn giản chúng tôi bật mí ở phần 1. Nếu hiện tượng chập chờn vẫn xảy ra, hãy tiến hành kiểm tra 3 thông số quan trọng ở phần 2. 

Thứ hai, mọi sự cố xảy ra với wifi liên quan đến hiệu năng như tốc độ wifi chậm, wifi chập chờn đều có thể giải quyết nếu bạn có một thiết kế lắp đặt wifi hợp lý. Hãy kiểm tra lại vị trí lắp đặt, nhu cầu sử dụng mạng và cân nhắc sử dụng Home Wifi Viettel để đảm bảo tăng vùng phủ sóng và chất lượng phủ sóng hiệu quả nhất.

Hy vọng với 5 cách xử lý wifi chập chờn chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn tháo gỡ được tình trạng mình đang gặp phải. Chúc bạn nhanh chóng có được trải nghiệm tốc độ cao và mượt mà!

Chia sẻ qua:

Vui lòng đăng nhập để sử dụng dịch vụ...