Hệ thống wifi cho doanh nghiệp, văn phòng cực khỏe và tiết kiệm

Thứ tư, 04/08/2021

Hiện nay, có hai hệ thống wifi cho doanh nghiệp là Home Wifi Viettel và hệ thống wifi chuyên dụng. Tùy theo quy mô hoạt động và nhu cầu phủ sóng, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hệ thống này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các thiết bị, cách lắp đặt hai hệ thống wifi dành cho doanh nghiệp và lựa chọn được hệ thống phù hợp.

1. Nhu cầu xây dựng hệ thống wifi cho doanh nghiệp ngày này

Nếu một doanh nghiệp không xây dựng hệ thống wifi phù hợp thì khi có nhiều người cùng truy cập sẽ khiến tốc độ mạng chậm hoặc mất kết nối. Tình trạng nhiễu sóng lớn và khả năng khử nhiễu kém, gây ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm sử dụng mạng. Chưa hết, nếu không tính toán xây dựng hệ thống wifi phù hợp thì dù lắp đặt nhiều access point nhưng vùng phủ sóng vẫn không bao phủ hết diện tích cần thiết, có nhiều điểm khuất sóng. Việc liên tục thêm bớt thiết bị trong hệ thống mạng và các thiết bị lại thuộc nhiều hãng khác nhau sẽ gây khó khăn trong việc quản lý và mở rộng.

Một hệ thống wifi cho doanh nghiệp hoạt động tốt cần đảm bảo đáp ứng được số lượng người dùng truy cập mạng, vùng phủ sóng rộng. Hệ thống anten thông minh cho khả năng truyền và nhận tín hiệu ổn định cũng như khử nhiễu tốt. Hệ thống cần được cài đặt phân chia nhiều SSID với chính sách tương ứng cho nhiều người dùng khác nhau (Guest, Internal, Staff…) để giảm tải thiết bị mạng chính. Cuối cùng, bạn nên lắp đặt hệ thống quản lý tập trung và hệ thống cần đảm bảo dễ dàng mở rộng.

2. Hệ thống Home Wifi Viettel cho văn phòng, doanh nghiệp

Hệ thống Home Wifi Viettel không chỉ là giải pháp lắp mạng wifi dành cho hộ gia đình mà còn phù hợp để sử dụng cho văn phòng, doanh nghiệp đảm bảo tối ưu chi phí lắp đặt.

2.1. Giới thiệu hệ thống Home Wifi cho văn phòng, doanh nghiệp

Hệ thống Home Wifi Viettel sở hữu mạng wifi mesh công nghệ tiên tiên với phạm vi phủ sóng rộng lên đến 300m2 (với bộ 3 node), chất lượng sóng wifi tốt và có thể chuyển vùng liền mạch. Hệ thống có khả năng tự động khắc phục sự cố để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đặc biệt, hệ thống Home Wifi rất dễ cài đặt, quản lý dễ dàng và không tốn kém. Hệ thống Home Wifi Viettel là giải pháp phù hợp và tối ưu chi phí với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng mạng Internet vừa phải, đảm bảo cho từ 100-120 user truy cập đồng thời.

 

Lắp đặt hệ thống mạng Home Wifi Viettel có tính thẩm mỹ cao

Lắp đặt hệ thống mạng Home Wifi Viettel mang đến tính thẩm mỹ cao hơn cho văn phòng

2.2. Các thành phần trong hệ thống mạng Home Wifi Viettel

Để triển khai hệ thống Home Wifi Viettel cho doanh nghiệp bạn cần đăng ký một gói cước có tốc độ phù hợp với tổng thiết bị truy cập. Kế đến, bạn cần chuẩn bị một router chính thực hiện quay PPPoE, bạn nên mua một bộ định tuyến mới cấu hình mạnh và có cổng LAN gigabit. Bạn mua bộ thiết bị Home Wifi tối thiểu là 2 node, số lượng thiết bị phụ thuộc vào diện tích lắp đặt và nhu cầu sử dụng. Cuối cùng, bạn chuẩn bị dây mạng LAN. Bạn nên ưu tiên chọn cáp mạng Cat 6 UTP 23AWG dài 50M UGREEN NW109 11256. Đây là cáp mạng LAN lõi đồng chất lượng cao (8P8C) giúp giảm thiểu tình trạng mất tín hiệu và tiêu thụ điện năng trong khoảng cách xa.

2.3. Mô hình triển khai hệ thống Home Wifi cho văn phòng, doanh nghiệp

Hệ thống Home Wifi Viettel có thể lắp đặt cho 1 căn phòng có diện tích sàn rộng hoặc một tầng có nhiều phòng.

  • Khách hàng không sử dụng gói cước của Viettel bạn thực hiện chuyển modem wifi nhà mạng sang chế độ bridge và kết nối với router chính qua dây mạng LAN. Kế đến, bạn thực hiện cấu hình quay PPPoE trên router chính và nên tắt chứng năng phát wifi để giảm nhiễu. Bạn nối dây mạng ethernet từ port LAN của router chính sang port WAN của một thiết bị Home Wifi H196A bất kỳ và thực hiện cấu hình Home Wifi này làm cục mesh chính. Các cục Home Wifi phụ kết nối có dây/không dây với cục mesh chính và được đặt tại các vùng cần phủ sóng.
  • Khách hàng đăng ký gói SuperNet của Viettel sẽ được trang bị gói cước tốc độ cao từ 100 - 250Mbps với giá từ 225.000 - 525.000 VNĐ/tháng. Bạn sẽ được cấp miễn phí bộ modem wifi F670Y 2 băng tần có tốc độ truy cập lên đến 1200 Mbps và 2 anten độ lợi 5 dBi cung cấp tín hiệu đẳng hướng phủ sóng rộng hơn. Đặc biệt, loại modem này có khả năng trở thành 1 cục wifi mesh tiện lợi. Tùy thuộc gói cước đăng ký, khách hàng sẽ được trang bị bộ thiết bị Home Wifi từ 1 đến 3 node. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được kỹ thuật viên Viettel tư vấn, lắp đặt và bảo hành mạng wifi mesh miễn phí.

Khi đăng ký gói SuperNet, bạn có thể lắp đặt hệ thống Home Wifi cho doanh nghiệp theo hai mô hình như sau:

Mô hình 1: Bạn tiến hành cấu hình modem wifi ZTE F690Y làm cục mesh chính và từ ZTE F690Y kết nối không dây hoặc có dây tới các Home Wifi H196A phụ khác.

Mô hình 2: Bạn thực hiện bridge modem wifi F670Y và tiến hành cài đặt Home Wifi làm cục mesh chính. Các cục Home Wifi phụ được kết nối với cục mesh chính qua dây mạng LAN hoặc sóng wifi.

Mô hình lắp đặt một thiết bị Home Wifi bất kỳ làm cục mesh chính.

Mô hình lắp đặt một thiết bị Home Wifi bất kỳ làm cục mesh chính.

Khách hàng doanh nghiệp có thể tham khảo mức giá cụ thể cùng những ưu đãi nhận được khi đăng ký các gói SuperNet trong bảng dưới đây:

Gói cước Tốc độ (Mbps) Giá cước theo khu vực (VNĐ/tháng, đã bao gồm VAT) Ưu đãi nhận được
Nội thành Ngoại thành 61 tỉnh
SUPERNET1 100 265.000 245.000 225.000 Modem + 01 Home Wifi
SUPERNET2 120 280.000 260.000 245.000 Modem + 02 Home Wifi
SUPERNET4 200 390.000 370.000 350.000 Modem + 02 Home Wifi + 2 tivi trên Android box
SUPERNET5 250 525.000 480.000 430.000 Modem + 03 Home Wifi + 2 tivi trên Android box

Để đăng ký các gói cước SuperNet lắp mạng wifi cho doanh nghiệp, bạn gọi tới số hotline 18008168 (miễn phí) hoặc đăng ký gói cước SuperNet mong muốn trực tiếp trên website chính thức của Viettel Telecom tại đây.

3. Triển khai hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp

Ngoài hệ thống Home Wifi Viettel, bạn cũng có thể lắp đặt hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng mạng wifi chuyên nghiệp, có khả năng kiểm soát và quản lý tập trung.

3.1. Giới thiệu hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, hệ thống mạng wifi chuyên nghiệp cho doanh nghiệp phải có tính ổn định, tính bảo mật và sẵn sàng khởi động. Bởi những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người dùng đối với khả năng mở rộng và backup xử lý khi gặp sự cố.

3.1.1. Vai trò của hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp

Mạng wifi doanh nghiệp thường được thiết kế theo kiểu kiến trúc mạng tập trung (centralized WLAN), có hai vai trò chính là kiểm soát và quản lý:

Giữ vai trò kiểm soát: Hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp quản lý bằng cách tăng cường sự tương tác thông minh giữa các thiết bị để nâng cao hiệu suất hoạt động của mạng wifi. Cụ thể hệ thống có khả năng điều chỉnh kênh và công suất phát linh động để tránh tình trạng nhiễu sóng. Hệ thống được xây dựng đảm bảo phân bổ số lượng người dùng ở các AP gần nhau một cách hợp lý để hỗ trợ cân bằng tải. Đặc biệt, hệ thống có khả năng chuyển vùng giữa các AP cùng một subnet (chuyển vùng lớp 2) hoặc khác subnet (chuyển vùng lớp 3) một cách dễ dàng.

Mức độ kiểm soát của các hệ thống mạng doanh nghiệp khác nhau tùy theo thiết kế. Ví dụ nếu phân bố cho bộ kiểm soát WLAN thì hệ thống mạng kiểm soát kiểu tập trung. Còn nếu phân bố cho các AP thông minh thì hệ thống mạng kiểm soát kiểu phân tán.

Giữ vai trò quản lý: Hệ thống mạng được cấu hình WLAN thực hiện các chức năng: SSID, an ninh mạng, ưu tiên tín hiệu thoại so với tín hiệu dữ liệu (WMM), kênh, dải tần, công suất phát. Bên cạnh đó, hệ thống có khả năng giám sát và báo cáo hoạt động của WLAN, update các Firmware mới nhất.

3.1.2. Yêu cầu của hệ thống wifi chuyên dụng dành cho doanh nghiệp

Hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

STT Yêu cầu
1 Đòi hỏi tính bảo mật cao.
2 Số lượng user truy cập đồng thời lớn.
3 Hiệu suất, tính ổn định, tính HA cao và hoạt động liên tục.
4 Tối ưu băng thông cho các client khi sử dụng các thiết bị có chuẩn khác nhau.
5 Xét chính sách cho các đối tượng khác nhau, chỉ cho phép sử dụng một số tài nguyên nhất định của công ty.
6 Kiểm soát, theo dõi các ứng dụng user truy cập, có thể chia SSID cho khách riêng nhưng với quyền lợi hạn chế.
7 Quản lý vùng phủ sóng, quản trị hệ thống wifi, switch, router, phân tích vùng nhiễu, load balance & roaming cho hệ thống.
8 Triển khai các phương thức AAA: Giải pháp 802.1x, Active Directory, Private Pre-Shared Key…
9 Kết nối VPN các chi nhánh với trung tâm và bảo vệ user khi truy cập internet tại các chi nhánh.
10 Thực hiện chức năng Reporting.

 

Hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp

Hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu sử dụng lớn, có khả năng kiểm soát, quản lý hệ thống wifi tập trung,...

3.2. Thành phần mạng hệ thống wifi chuyên dụng doanh nghiệp

Đối với hệ thống wifi chuyên dụng doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị các thành phần sau trước khi lắp đặt.

Gói cước: Bạn có thể sử dụng một đường truyền hoặc hai đường truyền. Bạn nên ưu tiên sử dụng hai đường truyền bởi khi sự cố xảy ra với một trong hai đường truyền, tính năng cân bằng tải sẽ sử dụng đường truyền còn lại. Nhờ đó, mạng nội bộ công ty không bị ảnh hưởng và mọi hoạt động liên quan đến mạng vẫn diễn ra bình thường.

Core Switch và Access Point Switch: Core switch giữ vai trò chuyển mạch dữ liệu trung tâm của hệ thống mạng LAN và mạng không dây wifi, tốc độ chuyển mạch thông thường của lõi tối thiểu là 10 Gbps để có thể xử lý lưu lượng truy cập cao trở lên. Access point switch vừa cấp nguồn PoE cho AP vừa cung cấp kết nối dữ liệu từ AP vào hệ thống mạng LAN, số lượng access point switch được xác định dựa trên số lượng user sử dụng.

Access point (AP): Các AP trong hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp gồm access point controller đóng vai trò quản lý thiết bị wifi và các access point đóng vai trò phát sóng wifi tới các thiết bị kết nối không dây.

Dây mạng: Dây mạng được dùng để kết nối các thiết bị trong hệ thống mạng. Đối với hệ thống mạng wifi doanh nghiệp, bạn nên chọn cáp mạng Cat 6 UTP 23AWG lõi đồng chất lượng cao (8P8C).

Router chính: Router là thiết bị đóng vai trò đảm bảo kết nối internet với tính ổn định cao. Doanh nghiệp thường có số người dùng lớn. Vì thế, router trong hệ thống wifi cho doanh nghiệp cần phải là loại router chuyên dụng, có chất lượng cao và khả năng chịu tải lớn hơn các router của người dùng bình thường. Có như vậy thì router mới chịu được việc sử dụng liên tục trong khoảng thời gian dài mà không bị lỗi. Bạn nên chọn router đáp ứng được các tiêu chí sau:

Tiêu chí Chi tiết
Được trang bị nhiều tính năng tân tiến Nên chọn thiết bị có các tính năng như VPN, backup line, load balancing, VOIP, Print Server, máy chủ ảo… Đồng thời, router được tích hợp khả năng kết nối cùng mạng LAN. Router trang bị từ 1 - 2 cổng FXS để nâng cao khả năng kết nối.
Có thiết bị bức tường lửa Tường lửa giúp ngăn cản mọi hành vi xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài vào, mang đến tính bảo mật cao cho hệ thống mạng wifi.
Chọn router có cổng Gigabit Wifi Gigabit Wifi là loại router có giao thức 802.11ac với tốc độ truyền tải lên đến 1,3 Gbps.
Trang bị nhiều băng tần Router băng tần kép với băng tần 2.4GHz và 5GHz. Hoặc router 3 băng tần, gồm 1 băng tần 2.4GHz và 2 băng tần 5GHz. Loại router này có khả năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng, ổn định hơn router 1 băng tần.
Có phạm vi phát sóng rộng Router có thể bao phủ mọi ngõ ngách trong văn phòng và cho phép kết nối với hơn 200 thiết bị cùng một lúc với tốc độ truyền tải cao.

 

Router cân bằng tải chuyên dụng quay PPPoE.

Khi lắp đặt hệ thống wifi cho doanh nghiệp, nên chọn router cân bằng tải chuyên dụng quay PPPoE

3.3. Mô hình triển khai hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp

Hệ thống mạng wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp được triển khai như sau:

Đầu tiên router chính được kết nối với thiết bị Firewall (bức tường lửa) để ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào hệ thống mạng của doanh nghiệp. Kế đến, Firewall kết nối với core switch để chuyển đổi dữ liệu và mở rộng mạng. Sau đó, Core switch kết nối và cấp nguồn cho các AP. Mỗi AP sẽ phát sóng wifi tới các thiết bị trong một khu vực nhất định của doanh nghiệp.

Bạn cần sử dụng thêm wireless controller (thiết bị quản lý mạng không dây tập trung) và kết nối với core switch để giám sát và quản lý hệ thống mạng. Nhờ thiết bị này, khi triển khai hệ thống mới, cấu hình/thêm mới AP, doanh nghiệp không cần cấu hình trên từng thiết bị AP.

Cuối cùng, bạn sử dụng thêm radius và kết nối với core switch để quản lý user và password. Khi truy cập vào mạng, người dùng sẽ được xác thực qua username + password, quản lý trên từng tài khoản độc lập. Điều này giúp giảm thiểu sự lệ thuộc vào chuỗi xác thực dùng chung và thay cho việc xác thực qua chuỗi mật khẩu truyền thống.

 

Mô hình hệ thống wifi chuyên dụng dành cho doanh nghiệp

Mô hình hệ thống wifi chuyên dụng dành cho doanh nghiệp có từ 50 – 200 người sử dụng.

Lưu ý chung: Cách chọn thiết bị và lắp đặt hệ thống wifi chuyên dụng cho doanh nghiệp khá phức tạp. Vì thế, bạn nên thuê đơn vị chuyên nghiệp lắp đặt. Họ sẽ hướng dẫn lựa chọn thiết bị phù hợp với túi tiền và thiết kế cấu hình lắp đặt. Những đơn vị này am hiểu sâu về hệ thống mạng doanh nghiệp nên sẽ có góc nhìn tổng quan, lắp đặt nhanh, vừa túi tiền và hợp nhu cầu.

4. Lưu ý khi chọn hệ thống wifi cho doanh nghiệp

Khi lắp đặt hệ thống wifi cho doanh nghiệp, bạn cần chọn bộ định tuyến có chất lượng cao. Bạn nên xây dựng mạng lưới full Mesh dùng nhiều điểm truy cập kết nối wifi hợp lý mà không làm yếu đi tín hiệu. Ngoài ra, lựa chọn các thiết bị có tính năng Roaming cũng cần thiết khi kết nối theo mô hình mạng này.

Bạn cần chọn vị trí trung tâm kiểm soát các điểm truy cập và SSID quản lý mạng wifi kinh doanh cho doanh nghiệp để không bị điểm chết wifi. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên đặt các điểm truy cập cao nhất có thể với công năng ngăn chặn tắc nghẽn tín hiệu phát wifi. Bạn đừng quên kết hợp các ăng ten mạnh với mạng lưới AP cho tín hiệu đáng tin cậy nhất và ưu tiên sử dụng kênh 5 GHz hoặc sử dụng thiết lập băng tần kép. Bên cạnh đó, hệ thống mạng cần phân tách SSID của nhân viên và những SSID được khách hàng, thường các doanh nghiệp sẽ có bảng đăng nhập cho khách hàng đặc biệt dùng. Với thông tin nội bộ thì không thể cho ra ngoài nên sẽ dùng mạng nội bộ riêng.

Lưu ý cuối cùng khi lắp đặt hệ thống wifi cho doanh nghiệp là bạn cần xác định được nhu cầu lượng người sử dụng mạng trong tương lai để lập kế hoạch để tăng quy mô mạng lúc cần thiết.

Như vậy, nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu phủ sóng không nhiều, bạn nên lắp đặt hệ thống Home Wifi Viettel để tối ưu chi phí. Nếu quy mô doanh nghiệp vừa và lớn, nhu cầu phủ sóng cao, lựa chọn hệ thống wifi chuyên dụng là phù hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chọn được hệ thống wifi cho doanh nghiệp mình phù hợp nhất.

Chia sẻ qua:

Vui lòng đăng nhập để sử dụng dịch vụ...